Cộng Đồng Sức Khỏe 24h

Nơi chia sẻ các thông tin sức khỏe 24h

Cộng Đồng Sức Khỏe 24h

Nơi chia sẻ các thông tin sức khỏe 24h

Cộng Đồng Sức Khỏe 24h

Nơi chia sẻ các thông tin sức khỏe 24h

Cộng Đồng Sức Khỏe 24h

Nơi chia sẻ các thông tin sức khỏe 24h

Cộng Đồng Sức Khỏe 24h

Nơi chia sẻ các thông tin sức khỏe 24h

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Những mối nguy hại tiềm ẩn trong tủ lạnh và giải pháp khắc phục

Hầu hết các chị em nội trợ thường bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, vì chúng ta đều nghĩ tủ lạnh là nơi dự trữ thức ăn an toàn nhất. Nhưng chúng ta lại không biết, theo nghiên cứu cho thấy ngăn trữrau quả có thể chứa lượng vi khuẩn cao gấp 750 lần mức an toàn, trong đó, tỷ lệ các vi khuẩn nguy hiểm như E.Coli 0157, salmonella và listeria thậm chí cao hơn.
Nguy cơ ngộ độc từ tủ lạnh và cách khắc phục

Biết cách dự trữ thực phẩm là điều quan trọng để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm đảm bảo an toàncho sức khỏe của gia đình.



Dưới đây là những mối nguy hại tiềm ẩn từ tủ lạnh mà chúng ta cần biết

- Vi khuẩn cũng có thể tồn tại ở nhiệt độ thấp

Chúng ta thường tin rằng rằng thức ăn khi được bỏ trong tủ lạnh, nhiệt độ lạnh sẽ giết chết vi khuẩnlà hoàn toàn sai, thực phẩm đông lạnh chỉ làm chậm tốc độ phát triển của vi khuẩn nên chúng ta chỉ nên dự trữ thực phẩm trong vài ngày thay vì chỉ vài giờ ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, một số vi khuẩn vẫn có thể sinh sôi cả ở môi trường tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm. Chẳng hạn, khuẩn listeria (gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não) có thể phát triển ở nhiệt độ từ -1oC đến 4oC và thường tồn tại trong các thực phẩm như phô mai mềm, thịt, cá...

Khi sử dụng tủ lạnh, nhiệt độ của tủ lạnh nên tốt nhất duy trì ở mức từ 4 - 5oC, đừng mở cửa tủ lạnh quá lâu và không đặt thức ăn nóng vào tủ để tránh làm nhiệt độ bên trong tăng lên.



-  Nguy cơ từ chiếc tủ lạnh đầy ngặp thực phẩm

Nếu tủ lạnh của bạn chứa đầy ngặp thức ăn, thì tốt nhất bạn nên điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, đồng thời thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. Chúng ta nên vệ sinh tủ 1 lần/tuần với nước nóng và thuốc khử trùng, riêng ngăn đựng thịt sống thì nên vệ sinh cách nhau vài ngày.

-  Đừng bao giờ đặt thịt ở ngăn trên cùng

Một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm là lây nhiễm chéo. Trong 1 trường hợp cho bạn thấy, thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Khi chúng ta trữ thịt gà trong ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn rau sống. Cách tốt nhất chúng ta nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín hoặc hút chân không đóng gói kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnhnếu bạn muốn dùng liền, còn nếu bạn muốn trữ lâu ngày, bạn nên cho vào ngăn đông giúp cho việc bảo quản được tốt hơn

-  Lưu ý khi dự trữ phô mai

Chúng ta nên bảo quản phô mai trong một chiếc hộp riêng và không đặt chung với những loại thức ăn khác như patê, cá, thịt xông khói… Lý do là phô mai dễ bị nhiễm khuẩn listeria từ các loại thức ăn khác qua tay của chúng ta.

- Hãy cẩn thận với các loại rau sống bảo quản trong tủ lạnh

Rau sống là loại thực phẩm dễ bị nhiễm E.Coli từ đất trồng rau nhưng chúng ta thường phớt lờ đi những nguy hại khi bảo quản không đúng cách rau sống. Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường tìm thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.

- Để trứng ở cánh tủ

Không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong tủ

Trứng nên được làm lạnh và giữ ở kệ giữa nơi có nhiệt độ 0,6 - 2,2oC để các vi khuẩn ở vỏ trứng không có cơ hội xâm nhập vào trong gây ung và hỏng trứng, tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.


-  Dùng bình nhựa để nước lọc trong tủ lạnh

Đây là một thói quen rất có hại mà ai trong chúng ta cũng mắc phải vì khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin. Chất này là một chất cực độc và là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Không chỉ vậy, thành phần nhựa còn chứa các chất như bisphenol A(BPA), Phthalates...Các chất này rất gây hại cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.

-  Để khoai tây trong tủ lạnh

Nhiệt độ của tủ lạnh có thể làm suy giảm hương vị, chất lượng khoai tây.

Thay vì để trong tủ lạnh thì chúng ta nên đựng vào bao gói bằng giấy và để ở nhiệt độ thường, không nên cho vào túi ni lông vì độ ẩm sẽ làm đẩy nhanh quá trình thối rữa của khoai tây. Hầu hết các loại khoai có thể để trong bao gói bằng giấy dài tới 3 tuần.

Nguồn: dienmaythienlong.com