Cộng Đồng Sức Khỏe 24h

Nơi chia sẻ các thông tin sức khỏe 24h

Cộng Đồng Sức Khỏe 24h

Nơi chia sẻ các thông tin sức khỏe 24h

Cộng Đồng Sức Khỏe 24h

Nơi chia sẻ các thông tin sức khỏe 24h

Cộng Đồng Sức Khỏe 24h

Nơi chia sẻ các thông tin sức khỏe 24h

Cộng Đồng Sức Khỏe 24h

Nơi chia sẻ các thông tin sức khỏe 24h

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Tránh nhiễm chéo thực phẩm khi trữ trong tủ lạnh

Thông thường chúng ta bảo quản thực phẩm bằng cách cho vào tủ lạnh để bảo quản thực phẩm được lâu hơn, tuy nhiên trong khi bảo quản thực phẩm nhiều chị em không tránh khỏi bảo quản thực phẩm sai cách dẫn đến các hiện tượng "nhiễm chéo", hiện tường này sẽ xảy ra thường xuyên khi lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh, tạo môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển rất cao.

Bạn hiểu gì về hiện tượng nhiễm chéo?


Đối với thực phẩm dùng ăn sống được như cà chua, là loại rất dễ bị nhiễm chéo.

Nhiễm chéo là hiện tượng các loại vi khuẩn và virus có hại chuyển giao từ một bề mặt bị nhiễm khuẩn đến một bề mặt khác chưa bị nhiễm khuẩn. Thông thường các vi khuẩn đó có thể do các thực phẩm khác trong tủ lạnh quá lâu, hay các thực phẩm như ( thịt tươi sống, rau củ quả sống) chưa được rửa sạch mà cho vào tủ lạnh, thịt tươi sống không được gói kỹ trước khi cho vào tủ bảo quản. Vì vậy, khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đối với thực phẩm đã qua chế biến, hay thực phẩm còn sống chị em vẫn phải gói kỹ các thực phẩm và tránh để quá nhiều thực phẩm chất chồng lên nhau.

Khi trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, sẽ dẫn đến chất lượng bảo quản sẽ giảm xuống, dễ xảy ra trường hợp món này lạnh quá trong khi món kia lại không đủ lạnh, gây chảy nước hay thực phẩm bị hư hỏng mà chúng ta không hề hay biết. Việc đóng mở tủ lạnh thường xuyên cũng làm thực phẩm khó bảo đảm độ lạnh cần thiết.

Nhiễm chéo thường xảy ra thế nào?

- Tay của chúng ta cũng có thể khiến cho thực phẩm bị nhiễm khuẩn từ các thực phẩm chưa được nấu chín sang các thực phẩm ăn sẵn, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chưa chế biến, thớt bẩn, dao và đồ dùng nấu ăn khác cũng có thể lây nhiễm. Vệ sinh trong khâu chế biến để đảm bảo an toàn và tránh hiện tượng nhiễm chéo xảy ra.

- Dụng cụ nấu bếp như thớt, đĩa và dao nếu vừa dùng cho các thực phẩm tươi sống, chưa chế biến cần phải được rửa kỹ bằng nước ấm và xà phòng, sau đó để cho ráo nước và để khô trước khi dùng cho các thực phẩm đã nấu chín.




- Lưu trữ không đúng cách: Thực phẩm tươi sống, chưa chế biến, để chúng tiếp xúc trực tiếp với các thực phẩm đã được nấu chín, làm cho nước của thịt sống chảy ra và nhỏ giọt lên các thực phẩm đã được nấu, trái cây hay những thực phẩm ăn sẵn khác cũng có thể gây nhiễm chéo.

Hạn chế thực phẩm gây nhiễm chéo như thế nào?

Các thực phẩm ăn sẵn khác cần phải được bọc cẩn thận bằng giấy bóng hoặc hộp kín khi để trong tủ lạnh để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm chéo thực phẩm.

Các loại thực phẩm tươi sống, như thịt gia cầm, thịt hay cá phải được lưu trữ trong một hộp cứng hoặc tốt nhất chúng ta nên áp dụng phương pháp hút chân không, với phương pháp này sẽ giúp cho thực phẩm không những không bị nhiễm chéo mà còn giúp bảo quản được lâu hơn với cách bảo quản thông thường, với thực phẩm như thịt khi đóng gói hút chân không kết hợp đông lạnh thì có thể để thực phẩm lên đến 1 năm. Lựa chọn đúng phương pháp bảo quản thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cả gia đình bạn.

Nguồn: dienmaythienlong.com